Những nguyên nhân gây nên nứt sàn bê tông
Xác định được nguyên nhân gây nứt sàn bê tông là điều quan trọng để đưa ra các biện pháp khắc phục và xử lý nứt một cách phù hợp và hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Do sàn bê tông mất nước nhanh, bề mặt khô nhanh
Khi sàn bê tông khô nhanh, phần mặt trên và phần đáy của sàn có sự biến dạng khác nhau, tạo ra lực kéo lẫn nhau và làm hình thành các vết nứt trên bề mặt. Điều này xảy ra khi bề mặt sàn khô quá nhanh do thiếu nước hoặc tác động môi trường khô hanh.
Đặc biệt, khi đổ bê tông vào thời điểm nắng gắt và độ ẩm thấp, quá trình khô nhanh diễn ra nhanh chóng, làm tăng nguy cơ xuất hiện vết nứt. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và độ bền của công trình
Nứt sàn bê tông do lún và do khí hậu thời tiết
Nếu nền đất dưới móng xây dựng không đủ mạnh, có thể không đáp ứng được trọng lượng của công trình, dẫn đến sụt lún móng và gây nứt sàn. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi công trình hoàn thành khoảng từ 3 đến 12 tháng.
Khí hậu và thời tiết thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bị nứt. Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, và môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến bề mặt bê tông và làm cho nó co ngót hoặc dãn nở liên tục, dẫn đến xuất hiện các vết nứt.
Do chất lượng vật liệu kém
Sử dụng bê tông có chất lượng không tốt hoặc các vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn cũng có thể gây ra nứt.
Ảnh hưởng bởi địa chấn
Địa chấn do động đất hoặc các công trình xây dựng lân cận có thể gây ra nứt sàn do sự chuyển động đột ngột và không đều.
Nứt sàn bê tông do cốt thép
Nếu tỷ lệ cốt thép không đạt chuẩn trong quá trình thi công, sức chịu tải của sàn bê tông bị giảm, dẫn đến nứt sàn.
Các yếu tố khác
Ngoài các nguyên nhân trên, còn có nhiều yếu tố khác như thiết kế không hợp lý, lực tác động từ thiết bị hoặc tải trọng quá tải, làm việc không đúng kỹ thuật, hoặc tuổi thọ của sàn bê tông vượt quá giới hạn.
Cách khắc phục nứt sàn bê tông hiệu quả, chi tiết
Sau khi đã tìm được những nguyên nứt sàn bê tông thì cần phải tìm cách khắc phục bằng các biện pháp thông dụng sau:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra và định vị lại các vết nứt
Khi kiểm tra và định vị vết nứt, có thể sử dụng các công cụ đo lường như máy siêu âm, thước, bút dấu hoặc bút dầu để khoanh vùng và đánh dấu các vết nứt ở mức độ khác nhau. Việc này rất quan trọng để đánh giá mức độ nứt và xác định phương án xử lý phù hợp.

(siêu âm đường nứt trong bê tông)
Bước 2: Cắt V và vệ sinh, làm sạch các vết nứt
Cắt V đường nứt đã xác định.
Loại bỏ các bụi bẩn và chất cặn bám trong vết nứt bằng cọ hoặc bàn chải. Đảm bảo bề mặt xung quanh vết nứt sạch sẽ và khô ráo.

Bước 3: Trám và xử lý vết nứt
Sau khi làm sạch, tiến hành lấp đầy vết nứt bằng vật liệu phù hợp. Có thể sử dụng các loại keo trám vết nứt tường chuyên dụng như sika hay các loại keo epoxy trám trét để bít kín và trám chắc chắn các vết nứt. Những loại keo này có khả năng chịu được lực kéo và ép, giúp tạo thành một lớp chắc chắn và chống thấm cho vùng nứt.

Bước 4 Kiểm tra và chà vệ sinh lại bề mặt
Kiểm tra độ ổn định của đường nứt vừa thi công và xử lý bằng máy mài sàn để loại bỏ vật liệu dư thừa và hoàn thiện

Một số lưu ý để khi thi công không bị nứt sàn bê tông
Để tránh tình trạng sàn bê tông bị nứt khi thi công các đơn vị cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Tuân thủ theo đúng quy trình thi công nền móng và quy trình đổ bê tông
- Chọn thời tiết thi công phù hợp
- Điều chỉnh tỉ lệ cốt thép phù hợp
- Bảo dưỡng và chăm sóc sau khi thi công
- Đảm bảo chọn và sử dụng chất liệu chất lượng
- Việc khắc phục nứt sàn bê tông cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh tình trạng xấu hơn xảy ra. Hy vọng với các bước trên, bạn có thể khắc phục tình trạng nứt sàn một cách hiệu quả.
Bài viết trên chúng tôi đã chỉ ra những nguyên nhân cũng như cách khắc phục nứt sàn bê tông hiệu quả. Hi vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp nhà thầu thi công một cách an toàn và chính xác